1. Các hiểu biết căn bản về Wifi
Do vậy, sóng Wifi mạnh nhất theo chiều vuông góc và yếu nhất
theo đúng chiều dọc của cột phát.
Búp
sóng, độ mạnh của sóng phụ thuộc vào độ mạnh của bộ phát Wifi:
Trong trường hợp muốn truyền sóng Wiifi mạnh, khoảng cách lớn,
cùng độ cao à
cần phải sử dụng Antena cường độ mạnh 9dbi.
Trong trường hợp muốn phát Wifi trong 1 tòa nhà, nên sử dụng
antenna 5 dbi. Loại antenna này có độ phủ rộng và cao hợp lý ( khẩu độ 40 ) cho
phép phủ đều hơn khi người dùng ở các vị trí có độ cao khác nhau.
2. Sóng Wifi chập chờn, không vào được
Trường hợp này cần kiểm tra lại vùng phủ của Wifi.
Ví dụ mạng Wifi của khách hàng là connectify-alex, trong hình trên, có thể thấy cường độ sóng của
Wifi này khoảng -65 dBm, như vậy:
·
Từ vị trí thu wifi đến vị trí đặt AP có thể xa
khoảng 20m hoặc nhỏ hơn 20m nhưng có nhiều vật cản.
·
Có nhiều sóng khác đang truyền cùng kênh với
sóng của khách hàng như The Dude!,
normandio_o có cường độ sóng mạnh và 4-5 sóng khác.
Cần biết, môi trường Wifi là môi trường chia sẻ, dùng chung.
Trên cùng kênh truyền, Wifi nào đang phát sẽ chiếm các cell truyền, các sóng
khác cần chờ cho đến khi kênh rỗi. Trong trường hợp sóng có cường độ mạnh hơn sẽ
có ưu thế chiếm được kênh truyền tốt hơn.
Trong trường hợp này, nếu sử dụng Speed test hoặc xem Youtube
sẽ có chất
lượng không ổn định, lúc cao ( kênh truyền rỗi), lúc thấp ( kênh bị
chiếm).
Khi thấy kênh đang bị nhiều nhiễu nền (các sóng Wifi khác
cùng kênh), tiến hành chuyển kênh Wifi sang kênh rỗi, ví dụ kênh 13 sẽ tối ưu hơn về mặt truy cập (
kênh rỗi, ít bị chèn).
3. Xung quanh nhiều sóng Wifi mạnh ( ví dụ các quán cafe)
Trong trường hợp này cần kiểm định độ mạnh của sóng wifi đối
với từng vị trí khảo sát.
Nên đặt AP vào các kênh khác nhau để tránh chồng sóng, ngoài
ra để tối ưu việc nhận sóng, cần kiểm định từ các vị trí khác nhau đến các AP
xem cường độ sóng có đạt hay không ( > -65 dBm). Trong trường hợp cường độ
sóng ổn nhưng bị nhiều sóng khác gần đó mạnh hơn áp chế, cần đặt thêm 1 AP ở
khu vực đó sao cho cường độ đủ mạnh để lấn các sóng lân cận ( > 10-20 dBm).
4. Wifi phủ kém
4.1. Trường hợp khách hàng đặt Wifi ở góc nhà
Vùng phủ sóng Wifi chỉ ở 1 góc. Các thiết bị gần Wifi có thể
kết nối tốt, các thiết bị ở góc phía bên kia căn nhà và trên tầng sẽ không bắt
được sóng Wifi.
Giải pháp:
Chuyển ONT ra giữa nhà để có thể phủ trọn vẹn không gian
xung quanh.
Do có nhiều tường và các đồ vật ngăn cách à
khoảng cách kết nối tối đa có bán kính 7m-10m.
4.2. Cột Antenna đặt 1 góc nghiêng
Trong trường hợp này, vùng phủ sẽ không đều do góc anten
nghiêng 1 góc 45 độ à các vùng bên phải nhà bị phủ kém hơn, cường độ tín
hiệu yếu.
Cần chỉnh lại cột phát anten vuông góc với sàn nhà:
4.3. Đặt AP Wifi dưới sàn
Đặt AP dưới sàn sẽ hạn chế ½ vùng phủ Wifi.
Cần đặt AP lên cao như đặt trên bàn gỗ hoặc treo lơ lửng:
4.4. Các vật gây cản trở sóng Wifi
Các thiết bị như Gương, tường dày, các thiết bị kim loại đều
có tác dụng ngăn cản sóng wifi. Các vùng đằng sau các thiết bị này không thể nhận
được sóng Wifi ( Dead Spot).
Cần di chuyển các thiết bị cản trở ra khỏi vùng truyền sóng
Wifi:
5.
Nhà nhiều tầng, nhiều phòng
Trong trường hợp nhà có nhiều tầng nhiều phòng, mỗi tầng nên
đặt ít nhất 1 AP.
Trên từng tầng, đặt AP ở vị trí trung tâm, có độ cao ngang tầm
1,5 m để có được vùng phủ tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét