Google Scholar | Công cụ tìm kiếm tài liệu cho việc nghiên cứu và làm luận văn - Blog Technology

Tin mới

Post Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

Google Scholar | Công cụ tìm kiếm tài liệu cho việc nghiên cứu và làm luận văn

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm tài liệu cho việc nghiên cứu và làm luận văn. Google Scholar chính là một lựa chọn hoàn hảo giúp việc tìm kiếm trở nên dễ dàng. BlogTechnology sẽ hướng dẫn bạn sử dụng công cụ này trên máy tính một cách đơn giản nhất.

Google Scholar là gì?

Google Scholar là một công cụ tìm kiếm tài liệu về học thuật với đa dạng các lĩnh vực. Công cụ này được xem như là một “người bạn đồng hành” được các học sinh, sinh viên và giảng viên sử dụng thường xuyên để tìm kiếm những kiến thức về các lĩnh vực nhằm giúp cho việc học và giảng dạy trở nên hiệu quả hơn.

Google Scholar chứa một kho tàng tài liệu về học thuật như sách, bài nghiên cứu, luận văn,… của các tác giả trong nước và nước ngoài được trích dẫn cụ thể. Đặc biệt, đây là một công cụ miễn phí và là “bảo bối” giúp các bạn sinh viên trong quá trình làm bài nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp,…

Các tính năng nổi bật của Google Scholar

  • Cung cấp một kho tài liệu với đa dạng các lĩnh vực.
  • Google Scholar cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu theo các năm.
  • Bạn có thể sử dụng nhiều dạng trích dẫn văn bản khác nhau như MLA, APA, ISO 690.
  • Công cụ cung cấp cho bạn tài liệu theo định dạng PDF giúp bạn tải về dễ dàng.
  • Bạn có thể lưu những tài liệu hay và bổ ích vào thư viện của mình.
  • Đặc biệt, bạn cũng có thể xoá và khôi phục những tài liệu trong thư viện.

Hướng dẫn sử dụng Google Scholar hiệu quả

Bước 1: Đầu tiên, bạn vào Google Scholar tại đây.

Bước 2: Sau đó, gõ thông tin mà bạn cần tìm kiếm, như hình dưới đây đang tìm kiếm “Digital marketing”.

Bước 3: Google Scholar sẽ hiển thị các kết quả tìm kiếm, bạn có thể lựa chọn tìm kiếm theo năm bằng cách chọn vào năm mà bạn muốn tìm kiếm như hình dưới đây.

Bước 4: Để lưu tài liệu vào thư viện trên Google Scholar, chọn biểu tượng dấu sao như hình dưới đây.

Bước 5: Sau đó, click biểu tượng dấu nháy như hình dưới đây để xem các trích dẫn.

Bước 6: Bạn chọn một trong các trích dẫn được hiển thị theo ba dạng MLA, APA, ISO 690 như hình dưới đây. Hoặc có thể nhấn vào các phần mềm như RefWorks để liên kết trích dẫn.

Bước 7: Sau đó, click “Trích dẫn 107 bài viết” để xem thêm các bài viết khác có cùng trích dẫn tương tự.

Bước 8: Để xem các bài viết có liên quan, bạn chọn “Bài viết có liên quan” như hình sau.

Bước 9: Tiếp theo, để vào thư viện của mình trên Google Scholar, nhấn vào mục “Thư viện của tôi”.

Bước 10: Bạn cũng có thể xoá các tài liệu mà bạn đã lưu trong thư viện bằng cách tick vào ô và nhấn “Xoá”.

Bước 11: Để khôi phục lại tài liệu đã xoá, bạn vào “Thùng rác”.

Bước 12: Sau đó, bạn tick vào tài liệu muốn khôi phục và nhấn “Phục hồi”.

Theo Sforum

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad