Tổng hợp Wifi Mesh là gì ? - Blog Technology

Tin mới

Post Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

Tổng hợp Wifi Mesh là gì ?

 

WiFi Mesh có lẽ là công nghệ kết mạng được chú ý nhất trong thị trường tiêu dùng thời gian gần đây. Nhiều lời hứa hẹn được đưa ra với những bộ thiết bị Mesh: phạm vi phủ sóng rộng hơn, không còn điểm chết, kết nối dễ dàng…

Vậy WiFi Mesh là gì, và công nghệ này có ưu, nhược điểm như thế nào? Bạn có nên nâng cấp lên mạng Mesh hay không, và lựa chọn sản phẩm nào?

Wi-Fi mesh là gì?

Wifi mesh về cơ bản là một hệ thống mạng Wifi diện rộng, là tập hợp bởi các thiết bị phát sóng Wifi (có thể là bộ phát sóng access point hay bộ định tuyến router) hoạt động chung với nhau một cách thống nhất. Tín hiệu của Wifi mesh có thể trải trong quy mô rộng lớn, khi mà bộ phát sóng hay bộ kích sóng Wifi không đáp ứng được.

Hiểu một cách hết sức đơn giản, Wifi mesh chính là một hệ thống wifi, trong đó các thiết bị wifi được kết nối với nhau dưới dang mạng lưới.

Mạng mesh về cơ bản là một hệ thống mạng WiFi, nên người ta còn gọi nó là hệ thống WiFi mesh. Khi bạn sở hữu một hệ thống wireless mesh network (WMN), hoặc một mesh, thì bạn đang có một loạt các thiết bị phát sóng WiFi (có thể là bộ định tuyến router hoặc bộ phát sóng access point) hoạt động chung với nhau để tạo thành một mạng WiFi.

Mạng mesh thường được lắp đặt ở những căn nhà rất lớn, hoặc trong văn phòng khi mà một bộ phát sóng WiFi sẽ không đáp ứng được vùng cần phủ sóng.

Mesh có khác gì dùng thiết bị mở rộng (extender)?

Xét về phần cứng thì việc sử dụng một thiết bị mở rộng (extender hoặc repeater) cũng giống với một hệ thống mesh: chúng ta đều cần nhiều thiết bị kết nối với nhau. Tuy nhiên trong thực tế thì cách hoạt động của chúng lại rất khác biệt.

Một mạng mesh phổ biến thường có từ 2 – 3 hub. Ảnh: DongKnows.

Nếu dùng thiết bị mở rộng, thiết bị đó sẽ hoạt động như một thiết bị độc lập chứ không phải một phần của hệ thống. Cụ thể, bạn cần thiết lập cho thiết bị đó kết nối với router đã có sẵn, sau đó tạo một tên mạng riêng (SSID) cho thiết bị.

Kể cả khi bạn đặt SSID và mật khẩu của thiết bị mới trùng với mạng từ router, thì bạn vẫn đang có hai mạng WiFi phát độc lập ở cùng một địa điểm. Điều đó có thể gây ra can nhiễu, khiến cho cường độ sóng giảm đi. Bên cạnh đó, nếu bạn có thay đổi thiết lập gì trên router, thì bạn cũng sẽ phải chỉnh sửa trên thiết bị mở rộng.

Tại sao phải sử dụng hệ thống wifi mesh

Có nên sử dụng hệ thống wifi mesh trong đời sống hiện nay? Thực sự chúng có cần thiết? Để biết vì sao nên dùng hệ thống wifi mesh thì hãy đến với những lý do dưới đây:

  • Vì wifi mesh giúp cải thiện việc kết nối wifi tối ưu nhất. Đặc biệt là những khu trung tâm thương mại, các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, khách sạn... rất cần thiết để cung cấp 1 mạng wifi ổn định xuyên suốt và độ bao phủ cao.
  • Sử dụng hệ thống này sẽ giúp giảm tối đa chi phí thi công lắp đặt. Người sử dụng chỉ cần mua thêm một thiết bị và lắp đặt trong vùng mà muốn được phủ sóng. Không cần phải rườm rà như đặt thêm các router wifi và kéo dây mạng để thiết lập cấu hình hoặc sử dụng bộ lặp như trước nữa.


  • Đây là một công nghệ mới có tính bảo mật cao. Việc kết nối mạng được tăng cường tính bảo mật sẽ giúp người sử dụng an toàn hơn và không bị mất mát hay bị ăn cắp  thông tin.
  • Kết nối đồng nhất và xuyên suốt sẽ không hề gặp bất cứ sự cố gì trong quá trình sử dụng wifi, chắc chắn không bị ngắt quãng trong quá trình sử dụng vì các điểm phát sóng sẽ bổ sung cho nhau nếu có vấn đề ở các điểm kích sóng.
  • Vì là công nghệ hiện đại tiên tiến nên không cần phải đi dây qua các điểm truy cập. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính thẩm mỹ khi sử dụng.
  • Phạm phủ sóng wifi cực kỳ rộng, có thể lên đến hàng ngàn km, đây cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều người sử dụng hệ thống wifi mesh nhiều hơn.
  • Dễ dàng để quản lý hệ thống thông qua cài đặt để có thể chỉ định điểm phát hay cài đặt wifi Marketing một cách dễ dàng.

Với những lý do trên cũng đủ để cho các bạn hiểu được vì sao nên sử dụng hệ thống wifi mesh trong lúc này đúng không nào. Chúng rất quan trọng và có rất nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Mạng mesh có đảm bảo cường độ sóng và tốc độ mạng luôn như nhau ở mọi điểm?

Một trong những lầm tưởng của người dùng là mạng mesh có thể mở rộng vùng phủ sóng và do vậy tốc độ kết nối Internet cũng sẽ như nhau ở mọi điểm. Khi bạn kết nối các thiết bị WiFi với nhau, dù là mạng mesh hay thiết bị mở rộng, thì bạn vẫn sẽ gặp trường hợp tín hiệu bị suy giảm.

Mỗi hệ thống đều có nhiều hub, nên các hub thường không cần dùng ăng ten ngoài để có vùng phủ sóng rộng. Nhờ vậy mà ngoại hình các hub trong hệ thống mesh cũng bắt mắt hơn.

Khi một hub kết nối và phát lại tín hiệu từ hub chính, nó sẽ mất khoảng 50% băng thông cho mỗi chức năng, nên băng thông kết nối với thiết bị của bạn chỉ được một nửa mức tối đa. Nên nhớ là dù thiết bị của bạn có đang hiển thị tất cả vạch sóng, thì vẫn có khả năng băng thông không đạt mức tối đa.

Cụ thể hơn, với một thiết bị có 2 băng tần (dual stream 2x2) như Google WiFi, mỗi hub có băng thông tối đa 867Mbps. Khi thiết bị kết nối với hub phụ, băng thông tối đa chỉ còn 433Mbps, còn nếu kết nối với hub chính thì vẫn đạt 867Mbps. Đây cũng chỉ là con số tối đa trên lý thuyết, còn thực tế thì tốc độ kết nối sẽ thấp hơn nhiều phụ thuộc vào khoảng cách và can nhiễu.

Do vậy, bạn nên tránh sử dụng các bộ mở rộng có chuẩn WiFi cũ, tốc độ thấp như N300 hoặc thậm chí N600. Khi tính thêm cả việc mất tín hiệu, tốc độ kết nối sẽ rất chậm.

Để giảm tình trạng mất tín hiệu, các nhà sản xuất đưa ra dòng sản phẩm cao cấp với 3 băng tần (tri-band) như Netgear Orbi. Bên cạnh 2 băng tần để kết nối với thiết bị như thông thường, các thiết bị này còn có riêng một băng tần để kết nối các hub với nhau, gọi là băng tần back-haul.

Như vậy hai băng tần còn lại có thể kết nối với thiết bị mà không bị giảm băng thông vì chia sẻ. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa các hub quá xa hoặc nhiều vật cản thì tín hiệu vẫn sẽ bị suy hao.

Do vậy, cách tốt nhất để tối ưu mạng với thiết bị của bạn chính là thiết lập hệ thống chuẩn.

Thiết lập hệ thống mesh thế nào cho chuẩn

Hệ thống mesh thường bao gồm 2 hoặc 3 hub. Một trong số các hub – thường là hub nào cũng được, vì các hub đều giống nhau – sẽ được thiết lập làm hub chính, kết nối với nguồn Internet, như modem quang hoặc router, thông qua cổng WAN.

Sau đó, bạn sẽ dùng app trên di động hoặc giao diện cài đặt web để thêm các hub còn lại vào hệ thống. Thiết lập xong, các hub sẽ tự động làm việc với hub chính để kết nối Internet và phát sóng WiFi như một mạng đồng nhất.

Cách tốt nhất để kết nối các hub với nhau là dùng dây, hay còn gọi là wired back-haul. Khi dùng dây để kết nối, tín hiệu sẽ hoàn toàn không bị suy giảm, dù các hub có cách nhau bao xa hay vị trí đặt có nhiều vật cản hay không. Tuy nhiên không phải hệ thống nào cũng hỗ trợ kết nối các hub bằng dây, bạn nên kiểm tra thông tin từ nhà sản xuất.

Nếu như không thể kết nối các hub bằng dây thì việc kết nối không dây cũng không tệ, vì kết nối không dây sẽ đơn giản hơn. Lúc này vị trí đặt các hub là rất quan trọng. Có hai điều cần cân nhắc:

Thứ nhất là khoảng cách. Các hub được đặt càng gần nhau thì tín hiệu càng mạnh, do đó tốc độ kết nối từ thiết bị của bạn sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên nếu đặt các hub gần nhau thì vùng phủ sóng sẽ hẹp hơn, ngược lại nếu đặt xa thì vùng phủ sóng rộng nhưng tốc độ mạng lại chậm.

Việc khó nhất là tìm ra điểm tối ưu để cân bằng giữa vùng phủ sóng và tốc độ. Thông thường, nếu không có vật cản (tường) giữa hai hub thì bạn có thể đặt chúng ở khoảng cách 15 – 25 m, còn nếu có tường thì khoảng cách tối đa chỉ nên từ 9 – 12 m.

Điểm cần quan tâm thứ hai là sơ đồ đặt các hub. Sơ đồ mạng, hay còn gọi là topology, có thể ảnh hưởng tới tốc độ kết nối. Nếu như bạn dùng dây thì nối thế nào cũng được, nhưng nếu kết nối các hub không dây, hãy để ý mô hình dưới đây.

Trong hình dưới, cách thiết lập phía trên được gọi là mô hình sao. Hub chính được đặt ở trung tâm, còn các hub khác được đặt ở vị trí sao cho chúng đều kết nối với hub chính. Với mô hình này, tín hiệu chỉ cần qua một hub chuyển để tới được với hub chính và ra Internet.

Mô hình phía dưới được gọi là mô hình chuỗi, trong đó hub cuối cùng (ngoài cùng bên phải) phải nối với một hub khác trước khi tới hub chính. Như vậy nếu sử dụng mô hình này, tín hiệu sẽ phải qua nhiều hub trước khi tới được Internet, do đó nó có thể chậm hơn rất nhiều.

Kể cả khi hệ thống có nhiều hơn 3 hub, thì cách đặt tối ưu vẫn là để cho tất cả các hub phụ kết nối trực tiếp với hub chính, không qua trung gian.

Hệ thống wifi mesh hoạt động ra sao - có thật sự thông minh

Đặc tính của wifi mesh chính là cho phép các thiết bị khác kết nối với nhau như các nút trong 1 hệ thống. Mỗi nút này sẽ phát tín hiệu vô tuyến xa hơn một chút so với nút cuối, lúc này internet sẽ được kết nối vào thiết bị máy chủ sau đó mở rộng và kích sóng, tăng mức độ phủ sóng tín hiệu cho các điểm truy cập và trở thành hệ thống mạng động nhất. Với công nghệ wifi mesh, cho phép hoạt động ở bất cứ loại tín hiệu radio nào và chúng kết nối với nhau tạo thành một hệ thống nhất với độ bao phủ rộng hơn.

Nếu hỏi về wifi mesh có thực sự thông minh hay không thì câu trả lời là “có”. Đơn thuần thì chúng có nhiều điểm mạnh hơn các thiết bị mở rộng sóng. Dễ dàng chuyển tiếp giữa các thiết bị, nghĩa là việc chuyển tiếp khi di chuyển từ vùng phủ sóng của thiết bị này sang thiết bị khác rất nhanh. Đồng thời wifi mesh đảm bảo cường độ sóng và tốc độ mạng luôn như nhau ở bất cứ thời điểm nào.

Ứng dụng của hệ thống wifi mesh trong thực tiễn

Hệ thống wifi mesh hiện đại và rất thông minh nên được rất nhiều người sử dụng. Không chỉ ở các hộ gia đình mà còn có rất nhiều nơi rất cần sự có mặt của hệ thống này. Một số ứng dụng của hệ thống wifi mesh trong thực tiễn như:

  • Dùng để kết nối các vô tuyến, camera IP cho đường phố, đường sắt, đường cao tốc. Giúp hạn chế độ trễ, và cho phép truyền dẫn tín hiệu qua nhiều bộ thu phát mà tốc độ truyền dẫn vẫn đảm bảo cao.
  • Sử dụng hệ thống wifi mesh cho các địa điểm ngoài trời như khu công viên, khu nghỉ dưỡng, các khu cộng đồng... Giúp mang đến sự tiện lợi, phát triển đời sống con người. Đưa đến sự ổn định cao và chất lượng truyền dẫn liền mạch.


  • Wifi mesh còn có thể áp dụng ở các địa điểm thường xuyên diễn ra các sự kiện lớn như âm nhạc, diễu hành, các công trình đang xây dựng...để có thể cung cấp kết nối mạng tạm thời cho các nhân viên hay mọi người đến khu vực đó.

Nhược điểm của hệ thống Wi-Fi mesh

Tuy Wifi mesh có rất nhiều ưu điểm tốt, phục vụ tốt nhu cầu của chúng ta. Thế nhưng một hệ thống Wifi mesh vẫn tồn tại hạn chế: Hiện đại hơn nhưng hệ thống này có giá thành đắt hơn các thiết bị kích sóng Wifi truyền thống (hàng trăm đến hàng nghìn đô la).

Sóng Wifi mesh không phải dành cho tất cả mọi người, nó phù hợp cho những căn nhà nhiều tầng, khách sạn, Resort, hệ thống Home Stay biệt thự rộng lớn hay quảng trường có không gian rộng và rất nhiều thiết bị di động truy cập mạng. Điều này đối lập với hạn chế trong quy mô hộ gia đình, bởi giá thành của thiết bị Wifi mesh khá cao và cũng không cần thiết phải có.

Trong mạng mesh Wifi không phải tốc độ kết nối Internet cũng như nhau ở mọi điểm. Khi bạn kết nối các thiết bị với nhau, thì bạn có sử dụng mạng mesh hay thiết bị kích sóng thì bạn vẫn có thể gặp trường hợp tín hiệu bị suy giảm.

Sử dụng hệ thống Wi-Fi mesh khác như thế nào so với các thiết bị kích sóng?

Về cơ bản đã biết mesh wifi là gì, nếu so sánh về phần cứng thì giữa thiết bị này và các thiết bị kích sóng Wifi không có gì khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế thì cách thức chúng hoạt động lại hoàn toàn khác biệt. Có thể bạn chưa biết rằng thiết bị Wifi mesh có thể thay thế hoàn toàn router hiện tại của bạn. Với các thiết bị kích sóng Wifi chỉ có nhiệm vụ làm tăng cường độ tín hiệu Wifi của router chính, hoạt động độc lập. Đối với hệ thống Mesh sẽ tạo ra một mạng Wifi mới, khác hoàn toàn so với mạng Wifi từ router hiện tại của bạn.

Với Wifi mesh bạn có thể quản lý hệ thống dễ dàng thông qua các ứng dụng đơn giản được cài đặt trên Smartphone, thay vì phải truy cập vào trang quản trị khá phức tạp của Router. Điều này dẫn đến việc chủ động làm chủ công nghệ của người dùng, vấn đề cài đặt phức tạp đã được đơn giản hóa.

Hệ thống Wifi mesh cho phép các router hay access point trong hệ thống giao tiếp được với nhau theo trình tự bất kỳ. Trong khi đó, với mạng Wifi truyền thống các thiết bị kích sóng Wifi chỉ có thể giao tiếp được với Router chính, tất nhiên nếu bạn thiết lập nhiều bộ kích sóng thì chúng không kết nối được với nhau và mỗi router là một sóng riêng biệt. Có thể thấy đây là ưu điểm rất lớn của một hệ thống mạng Wifi mesh, bạn chỉ cần truy cập và nhập mật khẩu một lần thay vì nhiều lần trên hệ thống mạng Wifi sử dụng các thiết bị kích sóng.


Tổng hợp theo vnreview/totolink

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad